HOÀN THÀNH CÔNG TÁC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG VÀ DI SẢN VĂN HOÁ TRONG HỌC ĐƯỜNG NĂM HỌC 2017-2018

Tính đến tháng 6/2018, Bảo tàng và Ban Quản lý di tích thành phố Cần Thơ đã hoàn thành công tác giáo dục truyền thống và di sản văn hóa trong học đường năm học 2017 – 2018, cụ thể như sau:
Học sinh Trường THPT Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh tham quan triển lãm ảnh, ảnh: Ngọc Anh

Bảo tàng thành phố: Đã đã phối hợp với 46 trường học trên địa bàn thành phố, tổ chức tốt nhiều hoạt động giáo dục truyền thống và di sản văn hóa, thu hút 100.229 lượt giáo viên và học sinh tham dự; Thành lập 12 đội tuyên truyền di sản văn hoá trong các trường học. Đặc biệt là phối hợp với Thư viện thành phố cùng ngành Giáo dục triển lãm sách về biển đảo, triển lãm lưu động bộ ảnh “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tại các quận, huyện thu hút đông đảo người xem.
Ban Quản lý di tích thành phố: Đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động giáo dục truyền thống và di sản văn hóa, thu hút 20.613 lượt thầy cô giáo và học sinh tham gia; Tổ chức triển lãm bộ ảnh chuyên đề Di tích lịch sử văn hoá tại 3 huyện  ngoại ô có trên 23.700 lượt người xem.
Nét mới trong năm nay: Mặc dù còn nhiều khó khăn về kinh phí, trang thiết bị, cả hai đơn vị đều chủ động thực hiện nhiều chương trình, hoạt động mới; Nội dung, hình thức công tác tuyên truyền đã có sự cải tiến, nâng lên phong phú, đa dạng.
Các đơn vị đã chú trọng tổ chức các hoạt động ở các huyện vùng ven của thành phố; ngoài các điểm trường thực hiện theo kế hoạch phối hợp, nhiều trường, đơn vị cũng tự nguyện, tích cực đăng ký tham gia.
Bên cạnh đó, công tác này vẫn còn một số hạn chế: kinh phí dành cho công tác giáo dục truyền thống và di sản văn hóa trong học đường còn ít dẫn đến phương tiện, trang thiết bị thiếu thốn; lực lượng tuyên truyền viên, cộng tác viên mỏng; một số trường học chưa xem đây là công tác trọng tâm, chưa chủ động phối hợp; 
Công tác phối hợp giữa nhiều đơn vị chưa chặt chẽ, ăn khớp; Việc thực hiện các chương trình ở các huyện vùng ven vẫn còn ít; một số chương trình chưa gắn với sự trải nghiệm, thực tế của học sinh, sinh viên…
Trong thời gian tới, để ngày càng thực hiện tốt hơn công tác giáo dục truyền thống và di sản văn hóa trong học đường, hai đơn vị tập trung:
Gắn công tác giáo dục truyền thống và di sản văn hóa trong học đường với việc tổ chức chào mừng các ngày lễ, kỷ niệm lớn từ nay đến cuối năm 2018; Khắc phục điều kiện khó khăn, hạn chế, chủ động, sáng tạo đưa công tác này nhiều hơn về các huyện ngoại thành; tạo điều kiện cho các thầy cô  giáo, học sinh vùng nông thôn, điều kiện giao thông hạn chế có điều kiện tham gia nhiều hơn các nội dung của chương trình. 

Ngọc Anh - Bảo tàng thành phố
Các bài viết khác:
Hành trình tìm về di sản trong Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch quận Ô Môn - Đại đoàn kết các dân tộc, thành phố Cần Thơ lần thứ III năm 2019   (20/11/2019)
Tìm hiểu di sản văn hóa của địa phương nhân dịp khai giảng năm học mới   (20/09/2019)
Lớp bồi dưỡng công tác quản lý và phát huy di tích lịch sử - văn hóa năm 2019   (03/09/2019)
Phát hành quyển sách “Di sản văn hóa phi vật thể ở thành phố Cần Thơ”   (14/08/2019)
Hội nghị Tổng kết công tác giáo dục truyền thống và di sản văn hóa trong học đường năm học 2018 - 2019 và triển khai Kế hoạch năm học 2019 - 2020   (01/08/2019)
<<    1  2  3  4  5  ...    >>